Trong thế giới Internet, DNS là một khái niệm quan trọng mà dân công nghệ cần phải biết. Chắc hẳn không ít người đã từng nghe qua cụm từ viết tắt DNS này, kể cả không học chuyên sâu. Nhưng nếu được hỏi DNS là gì, chức năng và cơ chế hoạt động, cách sử dụng DNS như thế nào, chắc hẳn không phải ai cũng trả lời rành mạch được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về DNS trong bài viết sau!
DNS Là gì?
DNS là gì? DNS ra được lần đầu tiên vào năm 1984. Trong tiếng Anh, DNS được viết tắt từ 3 chữ cái đầu trong “Domain Name System”, dịch sang thành Hệ thống tên miền”. Nói một cách ngắn gọn và đơn giản nhất, DNS là hệ thống chuyển đổi tên miền của Website, cụ thể là từ dạng www.abc.com sang 1 địa chỉ IP tương ứng dạng số và ngược lại.
Điều này giúp DNS liên kết các thiết bị điện tử với nhau, nhằm định vị cũng như gán địa chỉ cụ thể lên thông tin trên Internet.
Chức năng của DNS là gì?
Hiện nay có vô số các trang web trên toàn thế giới và không ai có khả năng nhớ hết được các dãy số IP để đăng nhập vào đó. Bởi vậy, tên miền đã được phát minh ra, mỗi trang web sẽ có một tên miền duy nhất. Mỗi máy tính chỉ có duy nhất một địa chỉ IP, sẽ được sử dụng để thiết lập sự kết nối giữa máy khách và server. Bất cứ lúc nào bạn truy cập vào 1 website hay gửi một email nào đó, DNS sẽ rất quan trọng.
DNS được xem là một người phiên dịch, cụ thể là dịch tên miền sang 1 địa chỉ IP gồm có 4 nhóm số. Chẳng hạn như tên miền www.abc.com chuyển thành địa chỉ IP 4213.85.946.766 hoặc ngược lại, dịch 1 địa chỉ IP sang tên miền. Khi người dùng truy cập vào website, họ chỉ cần nhập tên website thay vì phải nhớ một địa chỉ IP dài toàn số, trình duyệt có thể nhận diện một cách tự động.
Nói một cách khác, DNS tương tự như 1 danh bạ bao gồm các số điện thoại (các dãy số). Nếu bạn biết tên người cần liên lạc nhưng lại không biết số thì vẫn có thể tìm kiếm trong danh bạ dễ dàng.
DNS hoạt động theo nguyên tắc nào?
Mỗi một đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ vận hành, duy trì DNS server khác nhau riêng biệt, bao gồm các máy tính nằm trong phần riêng của nhà cung cấp đó trên Internet. Nghĩa là khi 1 trình duyệt nào đó tìm kiếm địa chỉ 1 website nào đó, DNS server thực hiện quá trình phân giải tên website phải là DNS server của chính đơn vị quản lý website ấy.
INTERNIC – Trung tâm thông tin mạng lưới trên Internet (Internet Network Information Center) là tổ chức được NSF – Hiệp hội khoa học quốc gia (National Science Foundation), AT&T và Network Solution thành lập, chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý tên miền và các DNS server tương ứng. Tuy nhiên, INTERNIC không đảm nhiệm trọng trách phân giải cho từng địa chỉ.
DNS server thường có 2 việc khác nhau:
- Thứ nhất, thực hiện phân giải tên miền về địa chỉ Internet, cả bên trong và bên ngoài những miền mà nó quản lý.
- Thứ hai, trả lời các DNS server khác đang tìm mọi cách để phân giải tên miền mà nó quản lý.
- DNS server có thể ghi nhớ tất cả các tên miền đã được phân giải, dự trữ cho các lần phân giải sau. Số lượng tên được lưu lại tùy theo quy mô của DNS đó.
Cách sử dụng DNS
Các DNS thường có tốc độ phiên dịch khác nhau, nhanh hoặc chậm. Do đó, người dùng nên chọn DNS server riêng để tiện sử dụng. Khi sử dụng DNS server mặc định từ nhà cung cấp Internet, người dùng không cần phải nhập địa chỉ DNS vào mục Network connections có trong máy tính của mình.
Ngược lại, nếu dùng DNS server khác (có phí hay miễn phí), người dùng phải điền địa chỉ vào. Địa chỉ này cũng là 4 nhóm số được cách nhau bởi dấu (.). Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Click chuột vào Menu Start, sau đó chọn Settings rồi vào mục Network Connections.
- Bước 2: Nhấn đúp chuột vào mục “Local Area Connection” rồi chọn Properties, sau đó chọn Internet Protocol(TCP/IP) rồi đến Properties.
- Bước 3: Điền địa chỉ DNS server vào ô “Preferred DNS Server” (Ưu tiên) và ô “Alternate DNS Server” (Thay thế).
Hy vọng những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp bạn hiểu được DNS là gì đồng thời có cái nhìn tổng quát nhất về DNS. Các hacker có thể đánh cắp thông tin cá nhân của bạn thông qua DNS. Do đó, hãy kiểm tra kỹ tên truy cập của website, tránh truy cập vào các website giả mạo cũng như tải về máy những phần mềm có nguồn gốc không rõ ràng.