CFO LÀ GÌ? Tổng hợp thông tin từ A-Z về CFO bạn cần biết

bởi DaoTaoVN
0 bình luận
CFO là gì và làm thế nào để trở thành CFO?

Nhiều người biết đến CFO là người giữ chức vụ giám đốc tài chính, đảm nhiệm trọng trách quản lý tài chính, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, xây dựng kế hoạch tài chính, phân tích tài chính và đưa ra dự báo,…Có thể nói đây là một ý tóm lược nhất về CFO, còn nếu bạn muốn hiểu rõ hơn thực chất CFO là gì, những công việc chính của CFO là gì và làm thế nào để trở thành CFO trong tương lai, hãy theo dõi bài viết sau!

CFO là gì và làm thế nào để trở thành CFO?

CFO là gì và làm thế nào để trở thành CFO?

CFO là gì?

Trong tiếng Anh, CFO là viết tắt của “Chief Finance Officer”, dịch thành “Giám đốc tài chính”. Một số người nghĩ rằng CFO chỉ là một chức vụ nghề nghiệp, nhưng thực chất không phải vậy.

Chief là người đứng đầu, trong nghề nghiệp không có ai là người đứng đầu, chẳng hạn như nghề mộc, nghề xây dựng, nghề kế toán,… Do đó, “Chief” trong CFO chứng tỏ đây không phải là một nghề mà chỉ đơn giản là một thuật ngữ chỉ chức danh, một vị trí cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp. Họ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác tài chính trước Tổng giám đốc.

CFO chỉ một chức danh, vị trí cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp

CFO chỉ một chức danh, vị trí cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp

Nhiệm vụ tổng thể của một CFO là hoàn thiện và duy trì bộ máy tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Phân tích, nghiên cứu, triển khai, xử lý các vấn đề đồng thời kiểm soát rủi ro trong tài chính. CFO – Giám đốc tài chính sẽ sử dụng công cụ tài chính để xây dựng kế hoạch tài chính, giúp tối ưu việc sử dụng vốn, từ đó đưa ra dự báo các nguy cơ.

Vai trò của CFO trong doanh nghiệp

Ở các nước phát triển, doanh nghiệp nào cũng phải có Giám đốc tài chính. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, CFO phải tập trung vào vai trò cũng như trách nhiệm của mình.

Cố vấn chiến lược

Các CFO sẽ tuân thủ các chuẩn mực báo cáo tài chính một cách chặt chẽ, bao quát tốt về tính hình số liệu, quản lý tài chính và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Tư duy phân tích nhạy bén sẽ giúp họ lập chiến lược tài chính phù hợp với mục tiêu dài hạn mà tổ chức đã đề ra.

Tư duy phân tích nhạy bén sẽ giúp CFO lập chiến lược tài chính phù hợp

Tư duy phân tích nhạy bén sẽ giúp CFO lập chiến lược tài chính phù hợp

Nhà lãnh đạo

Với vai trò lãnh đạo, CFO điều hành chiến lược tài chính của công ty. CFO có quyền sở hữu kết quả tài chính từ đội ngũ quản lý và tổ chức, sử dụng mô hình hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chịu trách nhiệm về việc cân bằng chi phí hợp lý, linh hoạt. 

Nhà ngoại giao

CFO là bộ mặt tài chính của doanh nghiệp, giữ vai trò quyết định tính bền vững giữa công ty và khách hàng, tổ chức tín dụng và nhà cung cấp. CFO sẽ giúp doanh nghiệp hòa hợp với các đối tác thuộc chiến lược kinh doanh.

Trưởng nhóm

CFO quản lý các thành viên khác trong bộ phận tài chính, kế toán. Họ cần vạch ra hướng đi cho nhóm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, cung cấp cho nhà quản lý kế hoạch tài chính tốt nhất giúp gia tăng lợi nhuận. 

CFO cần vạch ra hướng đi cho nhóm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh

CFO cần vạch ra hướng đi cho nhóm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh

Kỹ năng cần thiết để trở thành một CFO

  • Phân tích tài chính: Kỹ năng quan trọng này giúp CFO phân tích và nắm bắt được tình trạng tài chính của Công ty một cách tổng thể, nhanh chóng tìm ra kẽ hở tài chính, từ đó ứng phó kịp thời.
  • Lập kế hoạch: CFO cần lập kế hoạch dòng tiền cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
  • Quản trị dòng tiền: Để tránh tình trạng mất khả năng chi trả hoặc ngân sách thâm hụt lớn, CFO phải nắm rõ kỹ năng quản trị dòng tiền, từ đó điều chuyển dòng tiền vào ra một cách hợp lý.
  • Quản trị tài chính cho dự án: CFO cần dựa trên kỹ năng này để quản lý tốt dòng tiền cho dự án, tìm ra phương pháp tài chính thích hợp với từng dự án.
CFO cần tích lũy các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để thành công

CFO cần tích lũy các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để thành công

Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn trên, CFO cần tích lũy được các kỹ năng mềm hỗ trợ công việc quản lý và nâng cao hiệu quả công việc như: Giải quyết vấn đề, thuyết phục, tầm nhìn xa, kiên nhẫn, quan sát, ứng biến nhanh nhạy, tập trung,…

Mức lương của CFO

Các doanh nghiệp luôn đỏ mắt tìm kiếm giám đốc tài chính. Yêu cầu càng khắt khe thì chế độ đãi ngộ lương thưởng cũng rất tốt. Thông thường, các công ty nhỏ sẽ trả lương cho CFO khoảng 15 triệu/tháng. Còn ở Việt Nam, mức lương trung bình của CFO sẽ từ 40-50 triệu/tháng. Mức lương của CFO có thể tăng lên vài trăm triệu tùy theo năng lực của CFO.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn CFO là gì, từ đó có một cái nhìn toàn diện về vị trí CFO trong một doanh nghiệp. Nếu muốn trở thành một CFO tài ba, hãy cố gắng tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng đã được chia sẻ trên đây. Chúc bạn thành công!

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài Mới Nhất

Để lại một bình luận