Ngày nay thuật ngữ IPO được phổ biến khá rộng rãi, có thể nói nó là mục tiêu cuối cùng của nhiều công ty, nhưng cũng là nỗi khiếp sợ của nhiều công ty khác, bởi nó có thể đưa công ty trở thành một gã khổng lồ nhưng cũng có thể kéo họ đến bờ vực phá sản, trong lịch sử chứng khoán không khó để nhận thấy những thương vụ IPO đình đám như Alipapa khiến giá trị công ty tăng lên hàng trăm tỷ đô, bên cạnh đó không ít những thương vụ vừa mới lên sản đã chứng kiến cảnh rớt giá thảm hại.
IPO là gì?
Các công ty startup tư nhân thường được tạo ra bởi các cổ đông là những nhà đầu tư sớm(như GD, bạn bè, nhà đầu tư cá nhân…) bất cứ khi nào nhà đầu tư bỏ tiền vào một Startup họ nhận được một phần sở hữu của Startup đó.
Một Startup có thể tạo ra bao nhiêu vòng gọi vốn mà họ muốn, chỉ cần họ có thể thuyết phục được các nhà đầu tư để bỏ thêm tiền. Vấn đề là nếu các nhà đầu tư bắt đầu bỏ tiền ra ở các vòng gọi vốn sau này họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho một miếng bánh nhỏ hơn so với các nhà đầu tư ngay từ ban đầu
Đó là bài toán về rủi ro và lợi nhuận, khi Startup mới thành lập rủi ro thất bại là rất lớn. Sau một thời gian được đầu tư và phát triển ổn định thì mức độ rủi ro này giảm đi, các nhà đầu tư về sau này sẽ chắc ăn hơn nhưng nhận được ít lợi nhuận hơn
Và cuối cùng, các nhà đầu tư có thể rút số tiền mà họ đã bỏ ra nếu muốn. Tại một thời điểm có 2 lựa chọn cho một Startup đó là bán lại toàn bộ Startup cho một công ty, một tổ chức, hoặc một quý đầu tư nào đó. Giống như Instagram được bán lại cho Facebook với giá trị 1 tỷ đô la mỹ.
Lựa chọn còn lại có phần rủi ro hơn, đó là biến Startup thành một công ty’’ công cộng’’ tức là niêm yết giá trị công ty trên sàn chứng khoán và chào bán rộng rãi cổ phiếu công ty ra Công chúng.
Bất cứ ai có tiền mặt đều có thể mua, lần chào bán cổ phiếu đầu tiên này được gọi là IPO. Lúc này công ty sẽ trở thành công ty đại chúng.
Khi niêm yết công ty sẽ phát hành cổ phiếu một mức giá nhất định và tổng các cổ phiếu sẽ bằng giá thị trường của công ty vào thời điểm đó nếu làm ăn tốt và có cơ hội phát triển trong tương lai, giá cổ phiếu của công ty có thể tăng gấp đôi, gấp 3 lần thậm chí hơn thế nữa, giúp cho công ty nhỏ bé có thể trở thành 1 gã khổng lồ, và người sáng lập có thể trở thành một tỷ phú đôla một cách nhanh chóng
Những tổ chức tháp tùng cho doanh nghiệp tiến hành IPO
Các thương vụ IPO thường được tư vấn và/ hoặc bảo lãnh bởi một định chế tài chính giàu năng lực và kinh nghiệm.
Định chế tài chính tức là một tổ chức tiến hành kinh doanh những hoạt động về tài chính, mỗi thương vụ IPO, nhất là những thương vụ lớn, thường có trên một tổ chức cùng tư vấn và bảo lãnh, bởi một tổ chức thường không đủ tiềm lực tài chính cũng như khẩu vị khẩu vị rủi ro để một mình bảo lãnh phát hành thương vụ lớn, bên cạnh đó mỗi tổ chức tư vấn thường có những thế mạnh chuyên môn riêng như quảng cáo, tiếp thị, cấu trúc, định giá, phân phối, thế nên sử dụng nhiều tổ chức tư vấn sẽ tận dụng được lợi thế của mỗi tổ chức.
Tại sao “Tiến hành IPO” là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp?
Sở dĩ ngày càng có nhiều doanh nghiệp IPO và trở thành công ty đại chúng là vì hoạt động này đem lại nhiều lợi ích. Có thể kể đến như một kênh huy động vốn trung và dài hạn. Bản thân thương vụ IPO sẽ giúp doanh nghiệp huy động một số vốn nhất định về sau nếu cần thêm vốn doanh nghiệp có thể tiếp tục huy động thông qua việc phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư trên thị trường điều này giúp giảm phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng.
Bên cạnh đó, IPO giúp tăng hiện diện hình ảnh của một công ty: Các thương vụ IPO thường thu hút sự quan tâm động đảo của công chúng. Sau khi thương nghiệp lên sàn cổ phiếu và tên tuổi của doanh nghiệp được nhắc tới nhiều hơn so với khi chưa IPO.
Ngoài ra, IPO cũng là một cân để các cổ đông hoặc các nhà đầu tư ban đầu thoái vốn và chốt lời sau một thời gian dài đầu tư, tuy nhiên hoạt động IPO cũng làm phát sinh nhiều chi phí và gây ra những gánh nặng mới cho doanh nghiệp.
Cụ thể, quá trình IPO thường rất tốn kém về tài chính, thời gian và công sức.
Về tài chính công ty phải trả cho các tổ chức và bảo lãnh một khoản phí từ 3 tới 7% số tiền huy động từ từ IPO, nhân viên và bộ phận quản trị công ty cũng mất nhiều thời gian và sức lực để chuẩn bị hồ sơ tài liệu theo luật định và tổ chức các buổi giới thiệu gặp gỡ nhà đầu tư, hoạt động điều hành kinh doanh nhiều khả năng bị ảnh hưởng vì phải công khai minh bạch báo cáo tài chính theo định kỳ.
Trước đây, chỉ có công ty tư nhân với những nền tảng tài chính mạnh mới có thể hội tụ điều kiện để tiến tới IPO nhưng cũng không dễ dàng để lên sàn chứng khoán, sự bùng nổ Internet đã thay đổi tất cả điều này, các công ty không còn cần nền tảng mạnh và lịch sử vững chắc để phát hành ra công chúng thay vào đó IPO được tiến hành bởi các công ty mới nổi nhỏ hơn đang tìm kiếm cơ hội mở rộng kinh doanh.
Nhưng phần lớn những doanh nghiệp này chưa từng tạo ra lợi nhuận và chưa có kế hoạch tạo ra lợi nhuận trong thời gian trước mắt, thành lập trên cơ sở vốn chịu rủi ro, những công ty này sau khi đã nhận được vốn đầu tư lớn từ công cuộc IPO sẽ lập tức tiêu pha quá trớn hoặc bỏ túi riêng thay vì dùng tiền cho việc đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Trong những trường hợp như vậy các công ty sẽ bị nghi ngờ và cho rằng việc tiến hành IPO chỉ nhằm mục đích làm giàu cho người sáng lập, điều này được biến đến là chiến lược thoái vốn. Đặc điểm của chiến lược này là không có bất kỳ mong muốn nào trong việc gắn kết và tạo ra giá trị cho cổ đông, IPO vì vậy trở thành điểm kết thay vì điểm khởi đầu
Nguồn video IPO là gì:
Với chia sẻ trên IPO là gì, chắc tới đây bạn đã hiểu thêm rất nhiều về IPO, nếu các bạn có muốn biết thêm những chia sẻ khác hay xem thêm những chia sẻ của mình. Chúc các bạn thành công!