SSL là một phương thức truyền đạt các thông tin bảo mật qua mạng internet một cách an toàn. Bên cạnh việc đăng ký hosting, tên miền,…khi muốn tạo một website, bạn còn phải tìm hiểu các thông tin về SSL. Vậy SSL là gì? Đâu là những yếu tố đảm bảo SSL thực hiện giao dịch an toàn và tin cậy? SSL hoạt động như thế nào? Tất cả khúc mắc sẽ được làm rõ trong bài viết sau.
SSL là gì?
SSL là thuật ngữ viết tắt của “Secure Sockets Layer”, dịch ra nghĩa là “Lớp cửa bảo mật”. Trong lĩnh vực công nghệ, đây là tiêu chuẩn an ninh và bảo mật, tạo ra liên kết đảm bảo tất cả dữ liệu trao đổi qua lại giữa máy chủ và trình duyệt web của người dùng luôn được riêng tư và nguyên vẹn. SSL cũng chính là tiêu chuẩn bảo vệ hàng triệu website tại tất cả các quốc gia trên toàn thế giới,
Lợi ích mà chứng chỉ SSL mang lại
SSL được ví như xương sống đảm bảo an toàn và vững chắc cho các dữ liệu trên Internet. Nó giúp bảo vệ tất cả các thông tin nhạy cảm được truyền qua mạng máy tính trên toàn thế giới như thẻ tín dụng, mật khẩu, thông tin khách hàng,…
Toàn bộ dữ liệu mà khách hàng gửi đến website sẽ được mã hóa, được xác thực cũng như bảo mật tuyệt đối, đảm bảo các đối tượng xấu không đọc được. Sau đó, toàn bộ dữ liệu sẽ được xử lý bằng SSL, chỉ có người quản lý website mới đọc được nội dung đó. Từ đó, SSL giúp website tạo được niềm tin với khách hàng đồng thời nâng cao sự uy tín của doanh nghiệp.
Cách thức hoạt động của SSL
Chứng chỉ bảo mật SSL của website hoạt động thông qua cơ chế tích hợp các từ khóa được mã hóa vào các thông tin định danh của doanh nghiệp. SSL có khả năng mã hóa tất cả các thông tin truyền tải và không hề tác động đến website hoặc chỉnh sửa bởi bên thứ 3.
SSl đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ các giao dịch trực tuyến, từ đó nâng cao sự uy tín của website trong lòng khách hàng chỉ với 3 bước đơn giản dưới đây:
- Bước 1: SSL thực hiện mã hóa các thông tin nhạy cảm từ các giao dịch trực tuyến.
- Bước 2: Mỗi SSL sẽ được tạo ra riêng cho một website duy nhất.
- Bước 3: Một đơn vị uy tín sẽ xác thực danh tính của chủ website rồi mới cung cấp chứng chỉ bảo mật SSL cho khách hàng.
Những câu hỏi liên quan đến SSL
Khi nào thì bạn cần dùng đến SSL cho website?
Nếu website của bạn là website dạng tương tác, cụ thể như người dùng có thể đăng nhập, điền thông tin cá nhân trên website hoặc bất cứ thông tin gì từ trình duyệt web của người dùng đến máy chủ và bạn cho rằng những thông tin đó cần được bảo mật và tránh trường hợp bị ăn cắp.
Lúc này, bạn nên sử dụng chứng chỉ SSL. Nếu không sử dụng SSL, các hacker dễ dàng đánh cắp thông tin nhờ các công cụ chuyên môn, gây nên những hậu quả khôn lường.
Điều gì sẽ xảy ra khi chứng thực SSL?
- Đầu tiên, trình duyệt yêu cầu website của bạn cung cấp thông tin để xác nhận danh tính của khách hàng.
- Sau đó, website sẽ gửi cho trình duyệt SSL đã được cấp trước đó.
- Trình duyệt thực hiện kiểm tra xem SSL đó có thật hay không, nếu thật thì nó sẽ thông báo với website rằng SSL đã được chấp nhận.
- Website sẽ gửi chữ số lại để giải mã trong suốt quá trình giao dịch trực tuyến.
- Dữ liệu giữa trình duyệt và web sẽ được mã hóa.
Làm sao trình duyệt kiểm tra được SSL có thật hay không?
Khi website gửi SSL cho trình duyệt, trình duyệt sẽ gửi SSL đến máy chủ đã lưu giữ tất cả các chứng chỉ số được phê duyệt. SSL sẽ sử dụng mã hóa một cách công khai, từ đó giúp trình duyệt và website tự thỏa thuận 1 bộ khóa được sử dụng xuyên suốt quá trình truyền tải thông tin. Ở lần giao dịch tiếp theo, bộ khóa đó sẽ được thay đổi. Do đó, người khác sẽ không thể nào giải mã được nó ngay cả khi sở hữu được dữ liệu trong máy chủ lưu trữ SSL đó.
SSL có nhược điểm gì?
- Việc thiết lập cơ sở hạ tầng đáng tin cậy cho đến xác nhận danh tính sẽ phát sinh chi phí.
- Hiệu suất: Thông tin được mã hóa và tiêu tốn khá nhiều tài nguyên trên máy chủ, đặc biệt là khi website có lượng khách truy cập lớn. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng phần cứng tốt hơn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ SSL là gì. Nhìn chung, những lợi ích mà SSL mang lại vượt xa so với nhược điểm không đáng kể. Việc sử dụng SSL một cách thích hợp sẽ giúp bạn bảo vệ thông tin khách hàng, dữ liệu và website, đồng thời tạo lập và giữ vững được niềm tin của khách hàng.