Có thể thấy rằng dân đồ họa không còn lạ lẫm gì với thuật ngữ Render. Vì đó là một phần trong danh sách các công việc hàng ngày, cũng là bước quan trọng giúp các designer đưa hình ảnh sản phẩm, thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Hiện nay, không ít các phần mềm chuyên dụng cho công việc render được ra đời. Vậy bạn có biết rõ render là gì không? Tầm quan trọng và các mẹo hữu ích khi render là gì? Nếu chưa, hãy đọc ngay bài viết dưới đây!
Render là gì?
Render là gì? Render (Rendering) là việc xuất ra một project, có thể tùy chỉnh trở thành 1 sản phẩm mà người khác có thể xem được hoặc sử dụng chúng. Hay nói một cách khác, Render là quá trình tạo ra một hình ảnh 2D hoặc 3D từ 1 hoặc nhiều mô hình. Trong đồ họa, Render thường được gọi là Rendering – kết xuất đồ họa.
Các công cụ chính của nghề thiết kế đồ họa chính là máy tính cùng các loại phần mềm. Mỗi phần mềm đều có một cách thức sử dụng riêng. Các file được tạo ra là những file gốc chứa nhiều thông tin phức tạp và khó sử dụng. Do đó, chúng ta bắt buộc phải render những file đặc thù đó ra các định dạng phổ biến gồm jpg/png (với file ảnh) và .mp4/.mp3 (với file âm thanh/video).
Nếu không render, bạn sẽ không thể dùng được các dự án, từ đó khách hàng sẽ không thể nhìn thấy sản phẩm đó, dù có tốt đến cỡ nào. Trong khi xử lý đồ họa, bước quan trọng nhất chính là render, quyết định chất lượng đồ họa đẹp hay xấu. Muốn render nhanh, bạn cần trang bị một chiếc máy tính chuyên về đồ họa với cấu hình siêu mượt và mạnh.
Nên render bằng CPU hay GPU?
Quá trình render chủ yếu được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của CPU. Tuy nhiên hiện tại, một số hãng CPU đã tung ra thị trường loại chip đồ họa hỗ trợ mạnh cho quá trình render, đó chính là GPU. GPU là con chip điện tử tương tự như 1 bộ vi xử lý riêng biệt cho card đồ họa, được rất nhiều người ưa chuộng.
Quá trình render cần tiêu tốn khá nhiều tài nguyên, thời gian kết xuất cũng phụ thuộc vào loại máy tính đời cao hay thấp, ổ cứng mạnh hay yếu,… Việc render bằng GPU tốt hơn nhiều so với CPU như: tốc độ render, chất lượng hình ảnh/video, tính linh hoạt,…
Thực ra, việc sử dụng card nào để render còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể là bạn muốn render hình ảnh 2D đơn giản, 3D hay video phức tạp. Nếu là 3D, đồ họa, thường sẽ dùng GPU để render. Còn với cắt ghép phim ảnh, quá trình rendering sẽ sử dụng chủ yếu CPU.
Các phần mềm render ảnh tốt nhất
- V-Ray: Đây là trình render cực kỳ phổ biến hiện nay, đặc biệt dành cho các backgrounds và hình ảnh tĩnh có độ phân giải cao. Tốc độ render cực nhanh, rất phù hợp với mọi nhu cầu, nhất là các studio về phim ảnh, kiến trúc, nội thất.
- Corona: Đây là một trình render mới nhưng lại phát triển khá nhanh nhờ tốc độ xử lý cao và sử dụng dễ dàng.
- Mental Ray: Đây một trong những phần mềm render tốt nhất, cũng là một ứng dụng chuyên nghiệp được Mental Images phát triển.
- Maxwell Render: Đây là phần mềm hỗ trợ sản xuất hình ảnh y như thật từ mô hình 3D trên máy tính.
- Octane Render: Nó có thể cung cấp rất nhiều thứ cho các nhà kiến trúc sư/nhà thiết kế. Bên cạnh đó, nó còn có khá nhiều tính năng mới, hỗ trợ cực tốt cho quá trình render, tốc độ nhanh gấp 50 lần so với khi render bằng CPU.
Các phần mềm Render Video phổ biến
Render video tương tự như render ảnh. Dưới đây là các phần mềm render video chuẩn xác nhất cho bạn:
- Gilisoft Video converter (Idoo): tốc độ render vô địch nhưng lại không có nhiều chức năng chỉnh sửa.
- Camtasia Studio: đơn giản, dễ dàng thao tác với video ngắn, tốc độ render trung bình, bộ nhớ dễ bị tràn.
- Visual Studio X7: chuyên dành cho video lớn, có nhiều hiệu ứng, tuy nhiên thao tác chậm, tốc độ render cực chậm.
- Sony Vegas: thuận tiện cho việc chỉnh sửa, tốc độ render trung bình, không có nhiều hiệu ứng.
- Adobe Premiere: rất nhiều tùy chỉnh, khó sử dụng nhưng rất tốt, tốc độ render bình thường.
- Proshow Producer: ít chức năng dành cho video, thường dùng để tạo slide ảnh. Tốc độ render chậm nhất.
Với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ render là gì. Dân đồ họa ai cũng phải biết cách sử dụng và làm việc với phần mềm render. Tuyệt đối không được xem nhẹ hay cẩu thả trong công đoạn render bởi nó có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian của bạn.