QC là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa, giúp kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm/dịch vụ, hoạt động,… Nhân viên QC sẽ đứng ở vị trí khách hàng để tìm ra lỗi của sản phẩm và yêu cầu sửa chữa giúp chất lượng đầu ra của chúng được đảm bảo tốt nhất. Vậy thực chất QC là gì? Vai trò, nhiệm vụ của QC là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về QC và những thông tin liên quan.
QC là gì?
QC là thuật ngữ viết tắt của từ “Quality Control”, dịch sang tiếng Việt là “Kiểm soát chất lượng”. QC là một khâu quan trọng trong giai đoạn quản lý chất lượng, bao gồm các công việc kiểm tra, đánh giá và kiểm soát chất lượng sản phẩm, trước khi đóng gói đóng gói và lưu hành chúng rộng rãi ra thị trường. QC được thực hiện song song với quá trình sản xuất, giúp đảm bảo chất lượng và số lượng đầu ra tối đa.
Một sản phẩm sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn mặt bằng chung, chất lượng tốt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì có thể tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn. Do đó, có thể khẳng định rằng QC là một bộ phận không thể thiếu đối với quá trình sản xuất trong một doanh nghiệp.
Hiện nay, quy trình đánh giá cũng như quản lý chất lượng đang ngày càng đơn giản hóa nhờ sự áp dụng và cải tiến của trang thiết bị, máy móc hiện đại. Do đó, chất lượng của sản phẩm ngay từ khâu sản xuất đã được kiểm soát tốt chứ không cần phải đến khâu đánh giá mới nhìn thấy những sai sót.
Phân biệt QC và QA
Trên thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn QC và QA. Trước khi tìm hiểu rõ công việc và nhiệm vụ của nhân viên QC, hãy cùng phân biệt 2 khái niệm này trước bạn nhé!
QC là bộ phận kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, thực hiện kiểm tra trực tiếp từng khâu một trong quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn quy định.
QA là viết tắt của từ “Quality Assurance”, nghĩa là đảm bảo chất lượng. Nhiệm vụ của QA là xây dựng quy trình, hệ thống sản xuất và quản lý chất lượng, cũng như giám sát và đo lường kết quả thực hiện so với các tiêu chuẩn đề ra về chất lượng.
Như vậy, QC đi vào từng quy trình và kiểm soát từng quy trình, phát hiện lỗi để chỉnh sửa ngay tại từng khâu. Còn QA là đi vào xây dựng quy trình và đánh giá, đo lường kết quả so với tiêu chuẩn đã được xây dựng.
Nhiệm vụ của QC là gì?
Thông thường, nhân viên QC sẽ bao gồm 3 vị trí. Mỗi vị trí sẽ tương ứng với 1 khâu của quy trình sản xuất. Cụ thể:
Nhân viên IQC
IQC là gì? Đây là thuật ngữ chỉ nhân viên kiểm soát về chất lượng của đầu vào. Công việc chính là kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu để lựa chọn đầu vào tốt và đạt tiêu chuẩn. Khi chúng được đưa vào sản xuất, IQC cần theo dõi tình hình sử dụng đồng thời xử lý những vấn đề liên quan đến nhà cung cấp, đánh giá đơn vị cung ứng vật tư. Bên cạnh đó, IQC còn phải tham gia phát triển sản phẩm mẫu hoặc sản phẩm mới.
Nhân viên PQC
PQC là gì? Đây là nhân viên kiểm soát chất lượng của quá trình sản xuất. Nhiệm vụ chính là kiểm tra các công đoạn làm việc của nhân viên có ổn không, phát sinh lỗi hay không. Nếu phát hiện sai sót thì yêu cầu công nhân khắc phục. Bên cạnh đó, PQC phải tham gia giải quyết các yêu cầu, khiếu nại từ khách hàng về chất lượng sản phẩm đồng thời góp phần vào quá trình phát triển sản phẩm mẫu, sản phẩm mới.
Nhân viên OQC
OQC là gì? Đó là nhân viên kiểm soát chất lượng của sản phẩm đầu ra. Nhiệm vụ chính là lập ra các tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng sản phẩm, kiểm tra và đánh giá trực tiếp thành phẩm với sản phẩm chuẩn. Trong quá trình đó, tiến hành thu thập và phân loại các sản phẩm bị lỗi để chuyển cho PQC yêu cầu chỉnh sửa. OQC cũng phải tham gia xử lý yêu cầu, khiếu nại từ khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Các kỹ năng cần thiết của một QC
- Kiểm tra, giám sát: giúp bạn theo dõi bao quát quá trình sản xuất một cách nhanh chóng và phát hiện ra lỗi sai kịp thời.
- Quản lý: giúp giám sát, điều hành công nhân khi có lỗi, quản lý năng suất và điều phối nhân sự hợp lý đảm bảo tiến độ và chỉ tiêu đầu ra.
- Xử lý sự cố: Sản xuất bao giờ cũng sẽ phát sinh sự cố không mong muốn. Do đó, một nhân viên QC luôn phải bình tĩnh để kịp thời có giải pháp.
- Kiên nhẫn: Sự cố không chỉ đến 1 lần mà còn rất nhiều lần. Bởi vậy, nhân viên QC cần thử nghiệm sản phẩm rất nhiều lần, từ đó hoàn thiện sản phẩm tốt nhất. Và kiên nhẫn chính là một đức tính cực kỳ quan trọng cần có.
- Giao tiếp tốt: Việc thường xuyên trao đổi về các vấn đề chất lượng sản phẩm với khách hàng đòi hỏi nhân viên QC phải có kỹ năng giao tiếp tốt đồng thời vốn ngoại ngữ cần thiết.
Hy vọng những kiến thức trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về công việc QC là gì. Chúc bạn sẽ gặt hái thật nhiều thành công trong sự nghiệp!