Với nhiều công ty, việc ký hợp đồng hợp tác làm ăn là công việc diễn ra thường xuyên, thậm chí là hàng ngày. Mỗi ngày, người ta có thể ký rất nhiều hợp đồng mua bán, tuy nhiên liệu điều này có đảm bảo chất lượng? Đó chính là tiền đề cho sự ra đời của MOU. Vậy MOU là gì và lợi ích mà nó mang lại cho các giao dịch ký kết hợp đồng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau!
MOU là gì?
MOU là viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh “Memorandum of Understanding”, dịch ra có nghĩa là “Biên bản ghi nhớ”, là thỏa thuận song phương (giữa 2 bên) hoặc đa phương (giữa nhiều bên).
Biên bản ghi nhớ lưu lại toàn bộ ý kiến giữa các bên và thể hiện được mục đích và hành động chung, thường sử dụng cho trường hợp các bên không có ý định cam kết pháp lý hoặc không thể thống nhất tạo ra thỏa thuận hợp pháp. Để thỏa mãn tính hợp pháp và có hiệu lực pháp lý, biên bản ghi nhớ cần:
- Xác định được đối tượng tham gia.
- Nêu lên nội dung giao ước và mục đích của biên bản.
- Tóm tắt điều khoản đã thỏa thuận và giao ước giữa các bên.
- Có chữ ký đầy đủ của các bên.
Trong giao dịch thương mại quốc tế, MOU đóng vai trò là một biên bản ghi nhớ hợp tác quốc tế, một loại hồ sơ, tài liệu hoặc công cụ làm cơ sở cho hợp đồng được ký trong tương lai (chưa chắc chắn). Như vậy, biên bản ghi nhớ giữa các bên với nhau là tài liệu chuẩn bị cho hợp đồng chứ không phải là sự ràng buộc, ngoại trừ việc thỏa thuận bí mật hoặc phi cạnh tranh.
Hiện tại, chưa có điều khoản nào cụ thể quy định rõ ràng về tính pháp lý của MOU. Thế nhưng, bắt nguồn từ việc sử dụng nó trong thực tiễn, các bên tham gia thỏa thuận và ký vào biên bản ghi nhớ cần tuân theo các yêu cầu và người ký kết cũng có thể xem MOU như một hợp đồng dự phòng thay thế trong trường hợp kiện cáo hoặc 2 bên không thống nhất cách làm việc của nhau.
Mối quan hệ giữa MOU và hợp đồng
Các bên tham gia đàm phán, thỏa thuận có thể ký với nhau 1 hoặc nhiều MOU nhằm lập kế hoạch và xác định rõ quyền lợi của các bên, thống nhất và ghi nhận đặc quyền cơ bản của việc đàm phán.
Biên bản ghi nhớ (MOU) thường không được quy định chi tiết, rõ ràng bằng văn bản hợp đồng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nếu các bên có thêm những thỏa thuận khác và thống nhất thay đổi điều khoản trong biên bản ghi nhớ thì sự thay đổi đó cũng không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của các bên. Đồng thời, điều này cũng không trái với Pháp luật, do đó các bên có thể thay đổi nội dung trên biên bản ghi nhớ.
Có một điều cần lưu ý, những sự thay đổi cần phải có chú thích rõ trong hợp đồng được ký kết sau này, tránh gây hiểu lầm và khiến việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn cũng như các mâu thuẫn, tranh chấp có thể phát sinh. Thông thường, hợp đồng cuối cùng được ký kết sẽ làm mất hiệu lực của MOU.
MOU được lập trước khi các bên tiến hành giao dịch chính thức hoặc trước khi thỏa thuận xong tất cả các nội dung chính. MOU chính là bước đầu tiên cho việc hình thành các điều khoản trong hợp đồng pháp lý. Thậm chí, MOU còn giúp các bên xác định đúng hướng đi và hoàn thành công việc với kết quả cao nhất.
MOU được tạo ra như thế nào?
Sau khi hiểu rõ MOU là gì, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc về quá trình tạo nên một MOU (biên bản ghi nhớ hợp đồng) sẽ diễn ra như thế nào? Thực tế thì nó đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Đầu tiên, mỗi bên sẽ lập chiến lược và nắm rõ được:
- Những điều mà họ muốn bên kia thực hiện, phân phối hoặc cung cấp;
- Hoặc những gì họ phải cung cấp;
- Những yêu cầu cho và nhận giữa các bên;
- Mục đích chính của MOU (biên bản ghi nhớ).
Mấu chốt là kết luận được mục tiêu chung của các bên.
Một khi MOU được hoàn thành, người đại diện của các bên sẽ gặp gỡ và thảo luận để đưa ra ý kiến thống nhất cho biên bản ghi nhớ. Bạn cần lưu ý rằng trong bản ghi nhớ của hợp đồng luôn bao gồm các thỏa thuận về: thời gian tiếp tục thỏa thuận, thời gian kết thúc và cách thức thực hiện.
Một biên bản MOU có thể bao gồm các khuyến cáo hạn chế, riêng tư. Trong thương mại, biên bản ghi nhớ (MOU) cần được kiểm tra và thống nhất kỹ càng trước khi tiến hành ký kết. Khi các bên thống nhất xong các giao ước có trong biên bản ghi nhớ, 2 bên sẽ ký vào MOU.
Hy vọng giờ đây, bạn đã hiểu rõ MOU là gì cũng như lợi ích và vai trò của nó đối với việc ký kết hợp đồng chính thức trong tương lai. Mong rằng chúng hữu ích với bạn, chúc bạn thành công!