RAM là gì và chức năng của bộ nhớ RAM là gì?

bởi DaoTaoVN
0 bình luận
Tốc độ truy xuất của DDR gấp đôi SDR, dung lượng cũng lớn hơn nhiều

Hiểu theo cách đơn giản, RAM là bộ nhớ tạm thời thuộc máy tính. Vậy thực chất RAM là gì? Chức năng của nó là gì và tại sao nó lại quan trọng với máy tính, điện thoại,… đến thế? Hãy đi giải mã từng câu hỏi trong bài viết sau đây của chúng tôi.

RAM là gì và tại sao nó lại quan trọng với máy tính, điện thoại,... đến thế?

RAM là gì và tại sao nó lại quan trọng với máy tính, điện thoại,… đến thế?

RAM là gì?

RAM được viết tắt từ “Random Access Memory”, dịch ra là “Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên”. Truy cập ngẫu nhiên có nghĩa là bạn có thể truy cập bất kỳ dữ liệu ở nơi đâu trên RAM. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn với các dữ liệu khác nằm trên ổ cứng hoặc ổ đĩa khác. RAM được xem là bộ nhớ phổ biến của máy tính cũng như thiết bị khác, ví dụ như máy in.

RAM được viết tắt từ “Random Access Memory”

RAM được viết tắt từ “Random Access Memory”

Bạn cũng có thể hiểu RAM là bộ nhớ tạm dùng để lưu trữ các thông tin hiện tại, hỗ trợ CPU truy xuất, xử lý dữ liệu. RAM không thể thực hiện việc lưu trữ dữ liệu nếu ngừng cấp nguồn. Do đó, nếu máy tính bị tắt nguồn sẽ dẫn đến việc mất sạch dữ liệu trên RAM.

Dữ liệu trên RAM sẽ được lưu trên ô nhớ, mỗi ô nhớ tương ứng với 1 địa chỉ khác nhau, với tốc độ đọc, ghi dữ liệu giống nhau. RAM càng lớn thì khả năng giải quyết công việc càng cao, tốc độ xử lý càng cao, tránh được tình trạng máy giật lag. Hiện nay, thị trường có nhiều loại RAM với nhiều dung lượng và cấu tạo khác nhau.

RAM càng lớn thì tốc độ xử lý của máy càng cao, tránh giật lag

RAM càng lớn thì tốc độ xử lý của máy càng cao, tránh giật lag

Bộ nhớ RAM

Nếu không có bộ nhớ RAM, những chiếc máy tính hay smartphone không thể nào thực hiện được các tác vụ cơ bản do việc truy cập tệp dữ liệu cực kỳ chậm. Bộ nhớ RAM như một thiết bị trung gian, có nhiệm vụ cung cấp thông tin càng nhanh càng tốt.

Khi một ứng dụng/chương trình nào đó khởi động, thông tin được tạo ra và tạm lưu trữ ở trên bộ nhớ RAM. CPU, GPU sẽ lấy thông tin từ đó và xử lý. Bộ nhớ RAM lớn có thể chứa nhiều dữ liệu của các chương trình chạy cùng lúc, giúp máy vẫn chạy mượt. Hệ điều hành có thể tự tắt các ứng dụng mà bạn không dùng tới nhằm tiết kiệm bộ nhớ RAM và dành cho các ứng dụng khác.

Phân loại RAM

RAM là một yếu tố góp phần quyết định sức mạnh của máy tính. Dưới đây là các loại RAM được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

Hiện nay, thị trường có nhiều loại RAM có dung lượng và cấu tạo khác nhau

Hiện nay, thị trường có nhiều loại RAM có dung lượng và cấu tạo khác nhau

Theo cấu tạo

  • SRAM: SRAM là gì? Đó là viết tắt của Static Random Access Memory, dịch ra là RAM tĩnh, nơi lưu trữ các dữ liệu giúp khởi động laptop. Đây là bộ nhớ nhanh, không sợ nội dung bị mất khi tắt ứng dụng hoặc tắt máy.
  • DRAM: DRAM là gì? Đó là viết tắt của Dynamic Random Access Memory, dịch ra là RAM động. Khác với SRAM, dữ liệu của DRAM sẽ bị mất nếu tắt máy hoặc đóng ứng dụng. Vấn đề ghi nhớ dữ liệu phụ thuộc vào việc duy trì dung lượng điện tích. Đây là lý do vì sao khi máy tắt nguồn, bộ nhớ RAM bị mất sạch dữ liệu.

Theo laptop

  • SDR: là loại RAM chuẩn đầu tiên được ra mắt vào cuối thế kỷ 20. Nhược điểm là tốc độ truy vấn, xuất dữ liệu khác chậm, dung lượng bộ nhớ thấp. Ngày nay, SDR không còn được dùng và thay vào đó là các chuẩn RAM có tốc độ tối ưu, dung lượng lớn hơn.
  • DDR: là viết tắt của “Double Data Rate”, nghĩa là “Tốc độ/Tỷ lệ dữ liệu gấp đôi”, được dùng phổ biến từ năm 2000-2004, thay thế và khắc phục được nhược điểm của SDR. Tốc độ truy xuất của nó gấp đôi SDR, dung lượng cũng lớn hơn nhiều. Hiện nay, DDR cũng không đã được nâng cấp lên các phiên bản khác và không còn được sử dụng.
Tốc độ truy xuất của DDR gấp đôi SDR, dung lượng cũng lớn hơn nhiều

Tốc độ truy xuất của DDR gấp đôi SDR, dung lượng cũng lớn hơn nhiều

  • DDR2: được nâng cấp từ DDR với khả năng xử lý cao, dung lượng bộ nhớ lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, DDR2 còn giúp tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ. DDR2 được sử dụng phổ biến từ năm 2003-2009.
  • DDR3: ra đời năm 2010, được nâng cấp từ DDR2, có tốc độ truy xuất cao hơn, dung lượng lớn hơn, tiết kiệm điện năng hơn 30% so với DDR2. Đến nay, DDR3 vẫn được sử dụng phổ biến và rộng rãi.
  • DDR3L: sử dụng ít điện năng hơn, thường có trên các dòng máy tính đời cao, giúp kéo dài thời lượng Pin.
  • DDR4: xuất hiện vào năm 2015, có xung nhịp cao hơn tạo ra tốc độ xử lý mạnh mẽ. Dung lượng của nó có thể tích hợp đến 512GB.
DDR4 có xung nhịp cao tạo ra tốc độ xử lý mạnh mẽ nhất

DDR4 có xung nhịp cao tạo ra tốc độ xử lý mạnh mẽ nhất

Chức năng của RAM

Bộ nhớ RAM có chức năng phối hợp với các bộ nhớ trong máy tính cho phép việc truy cập cũng như sử dụng dữ liệu. CPU sẽ chuyển dữ liệu có trong ổ đĩa sang RAM để tạm lưu trữ. Các ô nhớ trên RAM bị chiếm chỗ sẽ được trả lại sau khi người dùng tắt máy hoặc tắt ứng dụng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, bạn có thể hiểu rõ RAM là gì cũng như chức năng, vai trò của nó đối với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,… Mong rằng, bài viết hữu ích cho công việc của bạn!

4.2/5 - (4 bình chọn)

Bài Mới Nhất

Để lại một bình luận